Giống như tên gọi, thùng carton được sản xuất bởi nguyên liệu chính là giấy carton. Trong ngành bao bì, giấy carton là một loại giấy được tái chế qua một hoặc nhiều vòng đời khác nhau. Loại giấy này có ít nhất 2 lớp với 1 lớp sóng và một lớp lót, nhiều nhất có thể là 9 lớp với 4 lớp sóng và 5 lớp lót.
Mặt khác, thùng carton được sản xuất từ sợi gỗ có tính chất sợi, các sợi gỗ liên kết chặt chẽ với nhau nhờ vào lực hydro tạo thành khối vững bền và dẻo dai.
Thùng carton, hộp caton được sử dụng chủ yếu cho việc đóng gói và vận chuyển hàng hóa vì tính nhẹ bền, chống được các va chạm cơ học và tác nhân môi trường nên bảo vệ chất lượng sản phẩm bên trong.
Ngoài ra, bao bì làm từ giấy carton được ưa chuộng vì chi phí sản xuất và xử lý, tái chế khá rẻ hơn so với các loại vật liệu khác.
Thùng carton là một trong những loại bao bì giấy phổ biến nhất hiện nay, nhờ tính năng nhẹ, bền, linh hoạt, chi phí thấp
Thùng carton được làm từ bột giấy nên tỷ lệ thành phần lớn nhất cũng chính là giấy. Tuy nhiên, tùy vào môi trường và mục đích sử dụng mà tỷ lệ các nguyên vật liệu được thay đổi cho phù hợp.
– Ở nhiệt độ bình thường: Thùng carton có tỷ lệ 74% giấy, 22% polyethylene và 4% nhôm.
– Ở nhiệt độ thấp: Thùng carton tăng tỷ lệ giấy thành 80% giấy và 20% polyethylene.
Giấy carton chuyên dụng kết hợp cùng các kỹ thuật in ấn như ép kim, cán màng mờ/bóng, phủ UV – IR – Varnish, dập chìm/nổi, cấn bế… tạo thành những hình dáng bao bì carton đa dạng và phong phú.
Bên cạnh đó, các phương pháp in ấn hiện đại như offset, flexo, kỹ thuật số… giúp cho việc truyền tải hình ảnh, thông tin đến người tiêu dùng tốt hơn.
Bên cạnh đó, giấy cuộn để sản xuất thùng carton thường có 4 màu cơ bản: trắng, vàng, nâu và một loại không màu.
Để chọn được những bao bì làm từ giấy carton chất lượng, công ty sản xuất thùng carton thường dựa vào rất nhiều yếu tố. Đó là loại giấy đảm bảo đầy đủ các tiêu chí quốc tế của ISO, bao gồm: Định lượng (g/m2), độ dày giấy (mm), tỷ trọng của giấy (g/cm3), độ hút nước Cobb mặt trên giấy (g/m2), độ chịu gấp theo chiều ngang của giấy (đôi lần), độ cứng theo chiều dọc của giấy (g.cm), độ dài đứt (m), độ chịu bục của giấy (kgf/cm2), độ căng (Tensile Crush), độ nén vòng giấy (Ringcrush kgf/6inch), độ trắng ISO (%), độ ẩm của giấy (%)…
Sự phát triển nhanh chóng của hệ thống máy móc hiện đại giúp nâng cao chất lượng và tính thẩm mỹ của thùng carton offset. Các sản phẩm bao bì carton ngày càng đáp ứng được các yêu cầu cần thiết ở mức độ cao như khả năng chịu được sự đè nén, va chạm, môi trường có độ ẩm cao…
Thùng carton, hộp carton trở thành sản phẩm thiết yếu dùng trong việc chứa đựng, bảo quản, vận chuyển, trưng bày hàng hóa của các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực như chế biến, sản xuất, kinh doanh hàng hóa, xuất khẩu.
– Trọng lượng nhẹ: So với bao bì bằng gỗ, sắt, nhựa… sử dụng bao bì carton sẽ giảm trọng lượng của các kiện hàng, vận chuyển nhiều hàng hơn, từ đó tiết kiệm chi phí vận chuyển, đặc biệt là hàng xuất khẩu.
– Dai và bền: Thùng carton được tạo từ các sợi gỗ liên kết chặt chẽ với nhau có đặc tính dai và bền, chịu được các va chạm cơ học khi vận chuyển. Vì thế, thùng carton có thể hạn chế ảnh hưởng bên ngoài, giúp bảo quản và duy trì chất lượng sản phẩm bên trong.
– Bảo vệ môi trường: Thùng carton được tạo nên từ giấy tái chế, trong khi giấy có thể tái chế đến 6 lần trước khi bị phân hủy hoàn toàn. Do đó, tái xử lý và sử dụng thùng carton tái chế là một trong những cách hiệu quả để bảo vệ môi trường, hạn chế lượng rác thải vào nguồn nước và đất.
Bên cạnh đó, sử dụng bao bì giấy cũng là một cách giúp nâng cao hình ảnh thân thiện của doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng, dễ dàng gây thiện cảm hơn.
– Bề mặt dễ in ấn: Bên cạnh chức năng thẩm mĩ, việc in ấn thông tin, hình ảnh của doanh nghiệp trên thùng carton là một cách hữu hiệu để quảng cáo thương hiệu của doanh nghiệp. Thế nhưng, hình thức marketing này đạt hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào việc thiết kế bao bì bắt mắt, hài hòa, ấn tượng.
Ngoài công dụng chính là chứa đựng, bảo quản, vận chuyển sản phẩm, bao bì carton còn được tái sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Thùng carton đã qua sử dụng được nghiền thành bột để tái chế thành sản phẩm mới. Hoặc chúng được tận dụng làm đồ nội thất, thủ công mỹ nghệ, vật dụng trong nhà như kệ, bàn, ghế, hộp bút…
Bên cạnh những ưu điểm thì thùng carton cũng có một số hạn chế. Những nhược điểm này bắt nguồn từ nguyên liệu cấu tạo là giấy carton – vốn dễ thấp nước, dễ rách và giãn nở kém. Vì thế, thùng carton hạn chế đựng các mặt hàng ướp lạnh, nóng hoặc ẩm ướt.
Với công nghệ kỹ thuật hiện đại, những sản phẩm dạng này đã có các loại thùng carton chuyên dụng, chẳng hạn như bao bì Tetra park (6 lớp) dành cho thức uống lỏng như sữa, nước trái cây, rượu, cháo, súp…
Ngoài ra, độ rắn chắc của bao bì carton kém hơn nhiều so với bao bì nhựa, gỗ, sắt… Vì thế, thùng carton chỉ dùng cho những sản phẩm có trọng lượng nhất định (tương ứng với khả năng chịu lực của loại giấy, lớp giấy).
Bạn có thấy rằng các thùng carton không được tạo nên từ những tấm giấy đặc mà là những tấm giấy có khoảng trống bởi các lớp sóng. Vì sao như vậy?
Thay vì chỉ ép những tờ giấy phẳng với nhau thì việc xen kẽ những tấm giấy tạo thành nếp sóng sẽ tạo thành một khối cứng, bền chắc, khả năng chịu lực cao hơn và điều này cũng tiết kiệm giấy đáng kể.
Các loại sóng để sản xuất thùng carton có thể được chia thành các loại dưới đây:
– Sóng A: Độ cao sóng giấy 4.7 mm – giấy tấm sử dụng sóng A chịu được lực phân tán tốt trên toàn bề mặt tấm giấy.
– Sóng B: Độ cao sóng giấy 2.5 mm – giấy tấm sử dụng sóng B chịu được lực xuyên thủng cao.
– Sóng C: Độ cao từ 3.5 – 4.5mm – giấy tấm sử dụng sóng C chịu lực phân tán bề mặt tốt nhưng không bằng sóng A. Kết cấu sóng phổ biến nhất là sóng C được sử dụng để thay thế nhiều sóng A. Hình dạng của Sóng C được giảm 15% so với sóng A.
– Sóng E: Độ cao sóng giấy 1.5 mm – thường được sử dụng cho thùng carton đựng các vật nhẹ. Sóng E, có chiều dày mỏng, thường sử dụng đóng gói cho bao bì tiêu dùng như bánh kẹo, mứt, trà, cafe…. Sự kết hợp phổ biến nhất của lớp sóng cho tấm bìa carton là dạng tấm sóng đôi B – C hoặc B – E.
Dựa vào số lớp giấy, có thể phân loại các thùng carton thành:
– Thùng carton 2 lớp: Hay còn gọi là sóng đơn, là một lớp giấy phẳng được dán với một lớp giấy được định hình thành sóng. Loại tấm carton chỉ sử dụng bọc hoặc đệm chèn tất cả các sản phẩm nội thất. Lớp sóng đơn mặt này không được sử dụng để sản xuất thùng carton.
– Thùng carton 3 lớp: Tấm sóng đơn được làm từ hai lớp mặt giấy và một lớp sóng định hình ở giữa còn gọi là carton ba lớp. Hơn 90% trong tổng số thùng carton đã được sản xuất thuộc loại này. Được sản xuất để sử dụng cho những loại hàng hóa có khối lượng và trọng lượng tương đối nhỏ, gọn.
– Thùng carton 5 lớp: Tấm sóng đôi được làm từ hai lớp mặt giấy và hai lớp sóng định hình và một lớp giấy ở giữa tổng cộng là 5 lớp còn gọi là thùng carton 5 lớp. Loại tấm carton này dùng đóng gói hàng hóa, nội thất, máy móc có khối lượng lớn, cần vận chuyển đường dài như xuất khẩu.
– Thùng carton 7 lớp: Tấm sóng 7 lớp được làm từ ba lớp sóng định hình và 4 lớp giấy phẳng. Tấm sóng 7 lớp được sử dụng sản xuất thùng carton khổ lớn, chuyên vận chuyển hàng hóa đặc biệt nặng. Được sử dụng chủ yếu cho các ngành hàng xuất khẩu như gốm, sứ, gỗ, thiết bị điện tử, máy móc… có khối lượng cao.
Ngoài ra, dựa vào hình dáng hoặc loại nắp hộp, có thể chia bao bì carton thành các loại như: thùng thường, thùng carton âm dương, thùng carton mở hông, thùng carton nắp chồm, thùng carton nắp đặc biệt…
Quy trình sản xuất thùng carton có thể gói gọn trong 3 bước cơ bản sau:
Tóm tắt vòng đời của thùng carton, hộp carton từ khâu thiết kế, in ấn thành phẩm hoàn chỉnh đến khi được vận chuyển, tái chế thành sản phẩm bao bì giấy khác.
Giấy phế liệu được trộn lẫn với nước trong máy xay để trích xuất tất cả các sợi giấy từ nhựa và nhôm. Ngoài ra, trong suốt quá trình nghiền thành bột giấy, việc trích xuất tạp chất vẫn được tiếp tục.
Sau khi giấy phế liệu được nghiền thành bột với các phương lọc tách, lúc này, cái sợi giấy đã sẵn sàng để đưa vào sản xuất thành giấy cuộn. Từ giấy cuộn đưa vào máy chạy sóng và các máy móc khác tạo thành giấy carton.
Giấy carton trải qua các công đoạn bế cấn, cắt, bồi… kết hợp phương pháp in ấn tạo nên thùng carton hoàn chỉnh.
Lớp nilon trên thùng carton thực ra là một lớp mỏng polyethylene (nhựa) được xử lý nhờ hệ thống máy móc chuyên dụng. Lớp polyethylene khi được bóc tách khỏi các thùng giấy carton, có thể tái chế theo nhiều cách khác nhau như làm chất đốt, túi rác…
Xét về chi phí và sự tiện lợi, bao bì nhựa có thể tốt hơn bao bì giấy. Thế nhưng, khi vấn đề môi trường ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết, thì thói quen sử dụng túi giấy thay vì nilon là cách góp phần duy trì sự bền vững và bảo vệ môi trường sống.
Vì thế, sử dụng hộp carton offset, thùng carton offset vẫn là một trong những lựa chọn tối ưu để thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp, cá nhân đối với môi trường.