Decal- một loại giấy có khả năng bám dính với tráng keo và được sử dụng rộng rãi trong in ấn quảng cáo và trang trí sản phẩm. Tuy nhiên, decal không chỉ là giấy, nó có thể được sản xuất từ nhiều loại chất liệu khác nhau như vinyl, polyester hay các loại giấy chuyên dụng để phù hợp với mục đích người sử dụng.
Cấu tạo chung của decal thường có 4 lớp:
1. Lớp bề mặt: Là lớp đầu tiên của decal, được làm bằng giấy, màng nhựa hoặc vải. Lớp này được sử dụng để in các nội dung chính, họa tiết
2. Lớp keo: Là lớp phủ bên dưới lớp bề mặt. Loại keo này không yêu cầu lực mạnh để dán, chỉ cần ấn nhẹ hoặc sử dụng lửa để tạo nhiệt là đủ để dính. Tuy nhiên, đối với in ấn trên áo hoặc ép vải thì không cần sử dụng lớp này.
3. Lớp chống dính: Là lớp nằm giữa lớp keo và lớp đế, được làm bằng silicon hoặc PE-silicon phủ lên mặt trên của lớp đế.
4. Lớp đế: Là lớp cuối cùng của decal, thường làm từ giấy Kraft hoặc Glassine và có tác dụng bảo vệ lớp keo.
Kỹ thuật in sử dụng trên decal
Công nghệ in offset 4 màu, in metalize,in lụa…
Thành phẩm:
Những loại decal phổ biến in tem nhãn như sau:
1/ DECAL GIẤY: xé rách, thấm nước, có nhiều nhãn hiệu lựa chọn
Ưu điểm: chi phí rẻ, thời gian in nhanh khô
Nhược điểm: dễ bị ướt
2/ DECAL NHỰA: không xé rách, ko thấm nước
Ưu điểm: bền
Nhược điểm: Chi phí cao hơn decal giấy, cần thời gian in chờ khô. Ngày nay sử dụng công nghệ đèn sấy khô sẽ nhanh, tuy nhiên giá thành cao hơn.
3/ DECAL XI: có màu bạc
Ưu điểm: tạo phản quang màu sắc
Nhược điểm: ít sử dụng phổ biến, phù hợp 1 vài nghành hay sử dụng: tem bảo hành điện tử, điện lạnh
4/ DECAL 7 MÀU: nhiều màu sắc óng ánh,
Ưu điểm: tạo hiệu ứng thu hút
Nhược điểm: giá thành cao, ít sử dụng phổ biến. 1 vài mặt hàng thường sử dụng như: tem dán nón bảo hiểm, tem niêm phong, bảo hành….
5/ DECAL/ TEM VỠ( BẢO HÀNH) & CÁC LOẠI KHÁC…